Các kỹ năng phòng đuối nước ở trẻ em

tháng 5 10, 2021

Mùa hè cũng là mùa xảy ra không ít vụ tai nạn đuối nước thương tâm mà nạn nhân chủ yếu là các em nhỏ. Vì vậy việc trang bị áo phao bơi cho trẻ em là rất cần thiết, nó như một thiết không thể thiếu giúp trẻ hoạt động thoải mái dưới nước nhưng vẫn đảm bảo an toàn.

phòng đuối nước


Nguyên nhân gây đuối nước 


Đuối nước do sự bất cẩn của người lớn


Chính sự lơ là, bất cẩn của cha mẹ là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đuối nước ở trẻ em, nhiều cha mẹ chưa thật sự giám sát các con chặt chẽ, hoặc chủ quan cho rằng con mình chơi tại các khu vực an toàn mà không canh chừng.


Trẻ dưới 5 tuổi rất dễ gặp tai nạn ngay cả ở chậu, bồn tắm hay bể chứa hoặc ngay cả ao, giếng của gia đình. Ở nông thôn vào dịp nghỉ hè trẻ em thường sẽ phụ giúp gia đình ra đồng, sông suối mò cua.. cũng rất dễ gặp phải tình trạng bị đuối nước.Chỉ cần sơ xuất 1 chút tính mạng bị đe dọa, hãy trang bị cho trẻ nhưng thiết bị cứu sinh cũng như kiến thức để tránh những hậu quả đáng tiếc.


Đuối nước do môi trường sống xung quanh không an toàn


Môi trường sống không an toàn cũng là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều trường hợp đuối nước ở trẻ nhỏ. Ở cạnh vùng có nhiều ao, hồ, sông, suối… nguy hiểm nhưng lại không biển cấm hoặc có rào chắn, chính vì vậy chúng đe dọa tính mạng trẻ nhỏ bất cứ lúc nào.


Ở nhiều vùng trẻ em phải đi học bằng thuyền, ghe nhưng lại không hề có áo phao cứu sinh hoặc được người lớn đưa đi kèm…


Đuối nước do trẻ không biết bơi hoặc chưa được rèn các kỹ năng


Tai nạn đuối nước nguyên nhân chính là do trẻ không biết bơi và không có kỹ năng tự xoay xở khi đuối nước. Hoặc thậm chí khi trẻ đã biết bơi nhưng không có kỹ năng cứu người bị đuối nước thì cũng sẽ rất dễ bị đuối theo.


Không sử dụng áo phao cứu sinh khi tắm


Có những gia đình dịp nghỉ hè cho con về quê chơi, để con tắm ở ao, hồ, sông, suối hoặc tham gia các hoạt động bơi lội tại bể bơi, bãi biển dẫn đến bị đuối nước rất thương tâm...nguyên nhân chính là do các nạn nhân không biết bơi, hoặc không trang bị áo phao cứu sinh.





>> Xem ngay: Mua áo phao tập bơi, áo phao cứu sinh ở đâu giá tốt?

Các kỹ năng phòng chống đuối nước ở trẻ em


Để giảm thiểu tai nạn đuối nước ở trẻ em, việc đầu tiên và quan trọng nhất là cho trẻ tham gia học các khóa bơi lội và các kỹ năng đảm bảo an toàn dưới nước. Gia đình, nhà trường và toàn xã hội cần quan tâm và tạo điều kiện cho trẻ em thường xuyên luyện tập môn bơi lội bên cạnh đó dạy cho trẻ biết các kỹ năng phòng ngừa đuối nước.


Ngoài ra, trẻ còn cần phải học các kỹ năng an toàn trong môi trường nước để biết bơi an toàn, biết tự cứu mình khi không may bị rơi xuống nước, cách thoát hiểm khi đang bơi bị đuối sức hoặc gặp các tình huống xấu. 


Trong trường hợp chưa biết bơi, các em có thể sử dụng áo phao và phao cứu sinh sẽ phần nào giúp các em phòng tránh đuối nước.


Việc học các kỹ năng phòng tránh đuối nước ở trẻ em là vô cùng quan trọng cho cả người biết bơi và người không biết bơi là biện pháp hiệu quả, không chỉ rèn luyện sức khỏe mà còn giúp trẻ biết cách tự bảo vệ mình.


Cách sơ cứu khi trẻ bị đuối nước


Khi gặp trẻ đuối nước, ngay lập tự sơ cứu nạn nhân càng nhanh càng tốt vì chậm phút nào nguy hiểm phút đó. Và làm theo các bước này nhé:

- Nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi mặt nước, đưa trẻ lên bờ rồi gọi người giúp đỡ.

- Đặt trẻ nằm ở nơi khô ráo, thoáng khí, giữ ấm cho trẻ.

- Nếu trẻ bất tỉnh, hãy kiểm tra xem còn thở không bằng cách quan sát sự di động của lồng ngực. Nếu lồng ngực không di động, là trẻ ngừng thở và phải hô hấp nhân tạo (thổi ngạt bằng miệng) ngay lập tức.

+ Đặt trẻ nằm trên mặt phẳng đầu hơi ngửa ra sau, móc hết đờm nhớt và các dị vật trong miệng trẻ.

+ Dùng ngón cái và ngón trỏ bịt mũi trẻ, hít thở thật sâu rồi thổi hơi trực tiếp qua miệng. Nếu sau 5 lần hô hấp nhân tạo trẻ vẫn chưa thở lại được hoặc còn tím tái và hôn mê thì xem như tim của trẻ đã ngừng đập, cần ấn tim ngoài lồng ngực ngay. Bằng cách nhấn vào vùng nửa dưới xương ức theo cách dưới đây:

* Dùng 2 ngón tay cái (đối với trẻ dưới 1 tuổi) ấn ở vị trí giữa và dưới đường nối hai đầu vú.

* Dùng 1 bàn tay (đối với trẻ từ 1-8 tuổi) hoặc 2 bàn tay đặt chồng lên nhau (đối với trẻ hơn 8 tuổi) ấn vào phía trên mỏm ức 2 khoát ngón tay.

* Phối hợp ấn tim và thổi ngạt theo tỷ lệ 5/1 (đối với trẻ dưới 8 tuổi) hoặc 15/2 (đối với trẻ trên 8 tuổi).

Nếu trẻ còn tự thở, cho trẻ nằm nghiêng một bên. Cởi bỏ quần áo ướt, giữ ấm. Nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất.

- Trẻ phải nôn nhiều nước khi tỉnh lại, do đó cần đặt trẻ ở tư thế nằm nghiêng, kê cao gối hai bên vai và nới rộng quần áo để tránh trẻ bị ngạt thở trở lại.

- Nếu sơ cứu có kết quả, trẻ thở lại, cử động giãy giụa, hay vẫn còn hôn mê nhưng đã có mạch và nhịp thở thì gọi xe cấp cứu hay dùng mọi phương tiện sẵn có chuyển đến cơ sở y tế có trang bị hồi sức cấp cứu gần nhất. Quá trình vận chuyển vẫn phải tiếp tục cấp cứu và đắp giữ ấm cho trẻ.

Chỉ bỏ cuộc khi đã hô hấp nhân tạo và ép tim được 2 tiếng mà không thấy nạn nhân phục hồi.

You Might Also Like

0 nhận xét